Giải phẫu hệ Xương Người

Tiếp cận giải phẫu xương người, các đặc điểm quan trọng, chức năng, phân loại, cấu tạo xương

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỘ XƯƠNG NGƯỜI

Xương người gồm 206 xương lớn, nhỏ liên kết với nhau bởi các khớp tạo thành bộ xương và chia ra 

- Các xương trục (hệ xương trục) theo trục thẳng đứng của cơ thể gồm: xương đầu mặt 22 xương, xương cột sống 26 xương, xương lồng ngực (khung xương lồng ngực) 25 xương.

- Các xương bên (hệ xương bên hay các xương phụ) gồm: Xương bên chi trên 64 xương, xương bên chi dưới 62 xương

1- Xương xọ

2- Đốt sống cổ

3- Xương đòn

4- Xương vai

5- Xương ức

6- Xương cánh tay

7- Đốt sống thắt lưng I

8- Xương quay

9- Xương trụ

10- Xương chậu

11- Xương cùng

12- Xương cổ tay.

13- Xương đùi.

14- Xương bánh chè.

15- Xương chày.

16- Xương mác.

17- Xương cổ chân.

Ngoài ra còn có các xương nằm trong gân cơ và những xương bất thường khác.

Hình 1. Hệ xương người phía trước

1. Chức năng:

Gồm 4 chức năng chính.

1.1- Nâng đỡ cơ thể.

1.2- Bảo vệ: Các cơ quan trong cơ thể như tủy sống nằm trong ống sống, não bộ nằm trong hộp sọ, hệ tuần hoàn và hô hấp nằm trong lồng ngực.

1.3- Vận động: Do các cơ bám vào các xương coi như hệ đòn bẩy đến từ các khớp, nên xương đóng vai trò chủ động khi vận động.

1.4- Tạo máu và trao đổi chất:

Nhiệm vụ tạo huyết (Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu...) ở đầu xương, còn tủy xương là nơi dự trữ mỡ và dự trữ muối khoáng như lắng đọng Ca++, phốt pho và đặc biệt dự trữ Ca++ cho cơ thể khi cần thiết.

Do vậy bất kỳ nguyên nhân nào gây tổn thương vào hệ xương thường gây lên bất thường như gù vẹo cột sống do bẩm sinh hay mắc phải, khi không cố định được Ca++ gây nên bệnh loãng xương hoặc ảnh hưởng của hóa chất, chất phóng xạ làm tổn thương tủy thường mắc bệnh về máu...

2. Phân loại

2.1. Theo hình thái: Phân làm 5 loại.

- Xương dài: xương cẳng tay, xương cánh tay, xương đùi, xương cẳng chân...

- Xương ngắn: xương cổ tay, cổ chân, xương ngón tay - ngón chân.

- Xương dẹt: xương vòm sọ, xương vai, xương ức.

- Xương khó định hình: Xương hàm trên, xương thái dương, xương sàng, xương bướm...

- Xương vừng (nhỏ) xương nằm trong gân cơ hay bao khớp như xương bánh chè.

2.2. Theo cấu tạo mô học:

- Xương cốt mạc do màng xương tạo ra.

- Xương havers do sự hình thành xương trong quá trình cốt hoá có 2 loại:

+ Havers đặc ở thân xương dài.

+ Havers xốp ở đầu xương dài và ở xương dẹt 

2. Phân loại

2.1. Theo hình thái: Phân làm 5 loại.

- Xương dài: xương cẳng tay, xương cánh tay, xương đùi, xương cẳng chân...

- Xương ngắn: xương cổ tay, cổ chân, xương ngón tay - ngón chân.

- Xương dẹt: xương vòm sọ, xương vai, xương ức.

- Xương khó định hình: Xương hàm trên, xương thái dương, xương sàng, xương bướm...

- Xương vừng (nhỏ) xương nằm trong gân cơ hay bao khớp như xương bánh chè.

2.2. Theo cấu tạo mô học:

- Xương cốt mạc do màng xương tạo ra.

- Xương havers do sự hình thành xương trong quá trình cốt hoá có 2 loại:

+ Havers đặc ở thân xương dài.

+ Havers xốp ở đầu xương dài và ở xương dẹt


Giải phẫu hệ Xương Người
Y học trực tuyến, Admin 13 tháng 5, 2024
Chia sẻ bài này
Lưu trữ
Nhập môn Giải phẫu
Giúp bạn hiểu các thuật ngữ cơ bản về giải phẫu và cách học giải phẫu sao cho hiệu quả, ứng dụng của giải phẫu trong lâm sàng và làm bài thi