Xin chào!

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tham gia thảo luận các chủ đề nóng hổi của Y học tại Chiaseyhoc.net

Đăng ký

Bạn cần phải đăng ký để tương tác với cộng đồng.
Câu hỏi này đã bị gắn cờ
216 Lượt xem

Đặt vấn đề

Mặc dù phù phổi cấp (PPC) biến chứng của rút nội khí quản là không phổ biến nhưng nó

khá đặc trưng. Biến chứng này thường xảy ra ở người trẻ, khỏe mạnh, xảy ở giai đoạn

ngay sau khi rút nội khí quản.

Áp lực âm trong lồng ngực tăng sau rút nội khí quản cùng với tác động đóng thanh môn

được xem là cơ chế sinh lý bệnh chính đằng sau PPC dạng này. Khi áp lực âm trong lồng

ngực tăng lên sẽ làm tăng lưu lượng máu trở về tim phải, làm tăng áp lực tĩnh mạch phổi.

Hiện tượng này làm mất đi thăng bằng áp lực sinh lý trong phổi và làm dịch thoát mạch

vào khoảng kẽ, phế nang để từ đó hình thành PPC. PPC do giảm áp lực trong lồng ngực

có phần nào giống với cơ chế PPC sau khi rút dịch hay khí màng phổi quá nhanh. Biến

chứng PPC sau rút nội khí quản diễn biến thông thường thuận lợi với các biện pháp hồi

sức hô hấp và đặt lại nội khí quản, thở máy. Mặc dù vậy, biến chứng này cũng cần được

lưu ý trong quy trình gây mê phẫu thuật để phát hiện và xử trí kịp thời. Vietnamfor xin giới

thiệu với cộng đồng trang một case được gửi tới và rất mong nhận được ý kiến trao đổi từ

các bạn đã có kinh nghiệm.

Case

Bệnh nhân nam giới, vận động viên thể thao chuyên nghiệp, được vào viện và chỉ định

phẫu thuật cấp cứu viêm ruột thừa cấp. Phương pháp phẫu thuật là mổ nội soi kết hợp

gây mê toàn thân bằng nội khí quản. Khám trước mổ không cho thấy có gì bất thường kết

hợp. Phẫu thuật và quá trình gây mê diễn ra thuận lợi. Khi kết thúc phẫu thuật, bệnh nhân

được rút nội khí quản và ngưng thuốc phong tỏa thần kinh-cơ. Ngay sau khi rút nội khí

quản, bệnh nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp, thở co kéo, trào bọt hồng qua mũi-miệng,

giảm nhanh oxy máu. Khám lâm sàng và Xquang ngực cấp cứu cho thấy xuất hiện PPC

(hình bên dưới). Bệnh nhân được đặt lại nội khí quản, thở máy và chuyển về ICU hô hấp.

Tại đây, sau khi điều trị bằng liệu pháp oxy lưu lượng cao và tiêm tĩnh mạch furosemide,

isosorbide dinitrate, tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân đã cải thiện nhanh chóng và

được rút nội khí quản khoảng 4 giờ sau đó (hình Xquang ngực chụp kiểm tra bên dưới).

Các xét nghiệm khác cùng với đánh giá điện tâm đồ, siêu âm tim (hình bên dưới) đã loại

trừ khả năng bệnh nhân có bệnh tim. 


Ảnh đại diện
Huỷ bỏ